50 năm ngày hy sinh của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi: Giải thưởng mang tên anh
14/10/2014 03:00
Nguồn: Thanhnienonline ngày 14/10/2014
Giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi hằng năm do Thành đoàn TP.HCM tổ chức nhằm tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi và tôn vinh những người thợ trẻ giỏi, như muốn nhắc nhở thanh niên không ngừng cố gắng học tập, yêu sản xuất, yêu đất nước.
Tỉ phú sáng tạo
Trần Thanh Thuận (32 tuổi), kỹ thuật viên thuộc Công ty CP công nghiệp cao su Miền Nam, được mọi người trong đơn vị gán cho cái tên “tỉ phú sáng tạo”. Điều đó cũng không có gì là quá đáng bởi anh đã có rất nhiều sáng tạo, sáng kiến làm lợi hàng tỉ đồng mỗi năm cho công ty.
Đó là sáng kiến làm giảm giá thành sản xuất lốp xe máy bằng cách thay đổi đơn pha chế, giảm bề dày vải mành cán tráng lốp xe gắn máy để tiết kiệm chi phí sản xuất... Với sáng kiến này, mỗi năm Thuận đã làm lợi cho công ty khoảng 15 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, anh còn thường xuyên cho ra đời những mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu của thị trường khi có những dòng xe mới, có nhiều đối thủ cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm để thu hút khách hàng, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ và làm tăng lợi nhuận cho công ty.
Thuận đã vinh dự được nhận giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi hai năm liền (2013, 2014) và được Đoàn khối doanh nghiệp công nghiệp T.Ư tại TP.HCM trao giải thưởng “Tuổi trẻ lao động sáng tạo” năm 2012.
P/S: Tiếc quá, mình không đưa hình anh Thuận lên bài viết được.
Đấu tranh đến hơi thở cuối cùng
Anh Trỗi sinh ra và lớn lên ở làng Thanh Quýt, nay là xã Điện Thắng Trung, Điện Bàn, trong một gia đình nông dân nghèo, chẳng may lại mồ côi mẹ từ thuở nhở. Tuổi thơ anh theo cha ra Đà Nẵng kiếm kế sinh nhai. Năm 10 tuổi vào Sài Gòn học nghề thợ điện, rồi đạp xích lô. Từ đó, anh Trỗi được các chú, các anh dìu dắt giác ngộ cách mạng, tham gia lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định.
Đầu năm 1964, anh nhận nhiệm vụ đánh sập cầu Công Lý và phục kích diệt Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara. Để phục vụ cho trận đánh, anh bán chiếc nhẫn cưới mua dây điện. Vào ngày 9.5.1964, tại cầu Công Lý, trong lúc làm nhiệm vụ nối dây điện tới quả mìn thì bị địch phát hiện. Anh sa vào tay giặc. Trong nhà ngục kẻ thù, dù bị đòn roi tra tấn anh vẫn khẳng khái vạch mặt tội ác kẻ thù “Còn giặc Mỹ không có hạnh phúc”. Không khuất phục được anh, vào ngày 15.10.1964, kẻ thù tử hình anh Trỗi tại khám Chí Hòa, ở tuổi đời 24.
Trước pháp trường, với tư thế hiên ngang cùng tinh thần quyết chiến, quyết thắng, anh tranh thủ từng giây, từng phút vạch mặt kẻ thù. Trước lúc hy sinh, anh đã nhiều lần hô lớn: “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! VN muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”.
Lê ThanhXem thêm chủ đề mới nhất cùng chuyên mục :
- Gương mặt trẻ tiêu biểu của Casumina được...
- Gương mặt trẻ tiêu biểu của Casumina được...
- đóng góp tư liệu cho ban lịch sử công ty
- Độ nguy hiểm của virus Ebola
- Tìm hiểu về phong cách ngoại giao của chủ...
- Những hành động thiết thực bạn trẻ nên làm...
- Có giải đua xe địa hình mang tên "Casumina...
- Ở Philipiines có một đội bóng rổ...
- CASUMINA - Xứng danh “người bạn đường tin...